​QUAN HỆ  VIỆT NAM – THỤY SĨ:

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 11/10/1971

1. Chính trị:

Thụy Sỹ là một trong những nước phương Tây có quan hệ sớm với Việt Nam. Năm 1926, Thụy Sỹ mở Lãnh sự quán tại Sài Gòn và nâng lên thành Tổng Lãnh sự quán vào năm 1951. Năm 1971, Thụy Sỹ mở Đại sứ quán tại Sài Gòn và đóng cửa vào tháng 5/1975.

Ngày 11/10/1971, Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Liên bang Thụy Sỹ thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ. Tháng 2/1973, Thụy Sỹ mở Đại sứ quán tại Hà Nội và tháng 3/1994 mở thêm Lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 03/7/1984, Việt Nam mở Lãnh sự quán tại Giơ-ne-vơ và nâng cấp lên Tổng lãnh sự quán vào ngày 15/12/1994. Ngày 28/1/2000, Việt Nam chính thức khai trương Đại sứ quán  tại thủ đô Bern.

Trao đổi đoàn cấp cao:

Các đoàn cấp cao Thụy Sỹ thăm Việt Nam: Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Flavio Cotti (Tháng 11/1997); Tổng thống Arnold Koller dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 tại Hà Nội (Tháng 11/1997); Chủ tịch Thượng viện René Rhinow (Tháng 3/1999);  Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế Liên bang David Syz (Tháng 6/2001); Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Pascal Couchepin (Tháng 10/2002); Bộ trưởng Kinh tế Doris Leuthard (Tháng 7/2007); Tổng thống Thụy Sỹ Pascal Couchepin thăm chính thức Việt Nam (Tháng 8/2008).

Các đoàn cấp cao Việt Nam thăm Thụy Sỹ: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm dự Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Tháng 10/1994); Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm dự WEF tại Davos (Tháng 1/1999); Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan (Tháng 10/2000); Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm dự WEF tại Davos (Tháng 2/2001); Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm dự WEF (Tháng 4/2002); Phó Thủ tướng Vũ Khoan dự WEF tại Davos (Tháng 1/2003); Phó Thủ t­ướng Vũ Khoan dự Hội nghị hợp tác phát triển với chủ đề "Việt Nam - một con rồng mới ở Châu Á” (Tháng 8/2003); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (Tháng 3/2005); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự WEF tại Davos (Tháng 1/2007); Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được (Tháng 5/2007); Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (Tháng 6/2007); Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự WEF tại Davos (Tháng 1/2008); Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn thị Kim Ngân tham dự Hội đồng quản trị ILO tại Bern (Tháng 3/2008); Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (Tháng 9/2008); Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (tháng 2/2009).

Ngoài ra, theo định kỳ hàng năm hai nước tiến hành đối thoại về nhân quyền nhằm trao đổi thảo luận các vấn cùng quan tâm liên quan đến lĩnh vực nhân quyền, như quyền phụ nữ và bình đẳng giới; các vấn đề nhân quyền quốc tế; luật hình sự, tố tụng hình sự và cải tạo giam giữ; quyền của người dân tộc thiểu số ...

2. Hợp tác phát triển:

Mặc dù Thụy Sỹ đã quyết định giảm số lượng các nước ưu tiên nhận viện trợ phát triển của Thụy Sỹ từ 17 nước xuống còn 12 nước, Việt Nam vẫn được Thụy Sỹ xác định là nước trọng tâm được ưu tiên nhận viện trợ phát triển trong Khu vực sông Mê Kông. Viện trợ phát triển của Thụy Sỹ dành cho Việt Nam được cung cấp từ hai nguồn chính:

- Cơ quan Hợp tác Phát triển (SDC) thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ phụ trách các dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại cho các lĩnh vực bảo vệ môi trường, cải cách hành chính, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, giáo dục ... Tổng giá trị tài trợ của SDC cho đến nay là 163,46 triệu CHF (nguồn: SDC).

- Cục Hợp tác kinh tế (SECO) thuộc Bộ Kinh tế Liên bang chủ yếu quản lý các dự án cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn vốn hỗn hợp (một nửa là vốn vay của các ngân hàng Thụy Sỹ và một nửa là viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thụy Sỹ) và một số dự án kỹ thuật song phương và đa phương (thông qua các tổ chức WB, IMF, UNDP ... để viện trợ cho Việt Nam). Tổng giá trị tài trợ của SECO đến nay là 75,29 triệu CHF (Nguồn SECO).

Nhìn chung, các dự án ODA của Thụy Sỹ cho Việt Nam được đánh giá hiệu quả, thiết thực, đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Gần đây, Thụy Sỹ đang có chủ trương giảm viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam vì cho rằng kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với các nước nghèo khá trên thế giới.

3. Đầu tư:

Với 57 dự án đang hoạt đột có số vốn đăng ký khoảng 1,4 tỷ USD, Thụy Sỹ là nước xếp thứ 17 trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư của Thụy Sỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (Dự án sản xuất xi măng của Tập đoàn Holcim đứng đầu với tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu USD), nông lâm nghiệp và dịch vụ. Hiện có khoảng 90 doanh nghiệp Thụy Sỹ đang hoạt động ở Việt Nam. Đa số các nhà đầu tư Thụy Sỹ lựa chọn hình thức công ty 100% vốn nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Trong số các tập đoàn lớn của Thụy Sỹ đầu tư tại Việt nam, có thể kể đến Nestlé (Thực phẩm, đồ uống), Novatis/ Ciba - Sandoz (Hóa dược),  Roche (Dược phẩm), Holderbank/ Holcim (Xi măng), ABB (Thiết bị điện, xây dựng trạm biến thế), Sulzer (Cơ khí, thiết bị điện), SGS (Giám định), Escatec (Thiết bị điện tử), Ringier (In ấn), André/ CIE (Thương mại) v.v..

Cho đến nay, Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào tại Thụy Sỹ.

4. Thương mại:

Việt Nam tiếp tục được hưởng các quy chế ưu đãi về thương mại của Thụy Sỹ, như Quy chế tối huệ quốc (MFN) theo Hiệp định thương mại song phương (1994) và Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) theo quyết định đơn phương của Thụy Sỹ từ năm 1972 dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Năm 2008, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt trên 2 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với 2007), trong đó Việt Nam nhập trên 1,8 tỷ USD. Từ năm 2003 đến nay Việt Nam luôn nhập siêu từ Thụy Sỹ, với mức ngày càng lớn, nguyên nhân chủ yếu là do nhập Vàng.  

Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Thụy Sỹ chủ yếu là giày dép (chiếm khoảng 25%), hải sản (24,25 %), cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất. Trong số các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch lớn, chỉ có giày dép, cà phê, hải sản có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm trước, các mặt hàng còn lại giảm đáng kể. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Sỹ tuy đã bắt đầu trải rộng (trên 300 mặt hàng), nhưng kim ngạch vẫn tập trung chủ yếu vào những mặt hàng quen thuộc kể trên. Khả năng phát triển các mặt hàng mới và mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu hàng năm vẫn còn hạn chế.

Việt Nam nhập khẩu từ Thụy Sỹ các mặt hàng như kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, sản phẩm và nguyên liệu chất dẻo phục vụ cho sản xuất và gia công hàng hóa trong nước.

Thụy Sỹ là thị trường cao cấp “khó tính” nên đòi hỏi chất lượng sản phẩm nhập khẩu rất cao. Vì vậy, để tiếp cận sâu, có chỗ đứng tại thị trường Thụy Sỹ đòi hỏi các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có trình độ kỹ thuật cũng như phương thức quản lý, chuyên nghiệp, uy tín. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản, vào Thụy Sỹ còn phải chịu chế độ cấp phép rất chặt chẽ nhằm đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một rào cản thương mại lớn đối với hàng hóa chất lượng vừa và thấp của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thụy Sỹ là một thị trường nhỏ (dân số 8 người), mức sống bình quân cao, nằm ở trung tâm Châu Âu, nên người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn sản phẩm do chính sách mở cửa và mức độ hội nhập quốc tế cao của Thụy Sỹ. Việt Nam chưa phải là đối tác kinh tế, thương mại ưu tiên của Thụy Sỹ, hơn nữa doanh nghiệp hai nước chưa biết nhiều về nhau, do đó việc tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ ít có khả năng đột biến trong thời gian ngắn.

5. Giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch, khoa học - kỹ thuật:

Về giáo dục - đào tạo: Thụy Sỹ nổi tiếng là trung tâm đào tạo có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng, du lịch, bảo hiểm và công nghệ cao. Hiện nay có khoảng 150 thực tập sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học Thụy Sỹ.       Thụy Sỹ tích cực giúp đỡ Việt Nam thông qua các dự án hỗ trợ giáo dục về môi trường, quản lý và các dự án đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh. Chương trình hợp tác liên kết đào tạo thạc sỹ tài chính ngân hàng đầu tiên giữa Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ (bắt đầu từ 2007) đã đạt được những thành công bước đầu và các thỏa thuận đào tạo tiến sỹ đạt được giữa Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh và Viện công nghệ Liên bang Thụy Sỹ Lausanne, giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Geneva trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pascal Couchepin vào tháng 8/2008 đang tạo đà quan trọng cho sự phát triển quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước trong thời gian tới.   

Về văn hóa - du lịch: Hai nước đã có nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa tại mỗi nước, như tổ chức hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Thụy Sỹ vào tháng 3/2007, mời nghệ sỹ cello của Thụy Sỹ sang giảng dạy và biểu diễn tại Việt Nam, phối hợp với nước sở tại tổ chức một số hoạt động giao lưu, giới thiệu văn hóa và biểu diễn văn nghệ truyền thống Việt Nam tại Thụy Sỹ. Thụy Sỹ có 02 dự án đầu tư về du lịch, với tổng số vốn đăng ký gần 218 triệu USD. Số lượng khách du lịch Thụy Sỹ vào Việt Nam tương đối ổn định (2006: 16.686 khách; 2007: 21.195 khách, 2008: 20.000 khách).

Về khoa - học kỹ thuật: Hai nước đã ký Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, triển khai Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam - Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ (SPC) và Dự án hợp tác về sở hữu trí tuệ (SVIP).

6. Cộng đồng người Việt tại Thụy Sỹ:

Theo số liệu của Cơ quan Di trú Liên bang Thụy Sỹ, số lượng Việt kiều hiện sinh sống tại Thụy Sỹ khoảng 8000 người, có mặt ở ​​

  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​